BẠN CÓ BIẾT MÌNH ĐANG MUA LOẠI GIÀY GÌ KHÔNG? (Phần tiếp theo)

05/09/2020 ngle hangnga 0 Nhận xét
BẠN CÓ BIẾT MÌNH ĐANG MUA LOẠI GIÀY GÌ KHÔNG? (Phần tiếp theo)

Kỹ thuật khâu chính là yếu tố quyết định tại sao những đôi giày tây lại có giá cả chênh lệch nhiều đến vậy. Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về 2 kỹ thuật khâu giày nổi tiếng và được áp dụng nhiều nhất là kỹ thuật Goodyear và McKay. Trong phần này, Diogini sẽ chia sẻ với các bạn về tất cả các kỹ thuật còn lại. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bào viết này nhé.

Các kiểu kết cấu giày cần biết

3. Kỹ thuật khâu Blake nhanh

Kiểu khâu Blake nhanh cho giày tây là sự kết hợp giữa kỹ thuật Blake và Goodyear. Người thợ thêm vào lớp lót nỉ ở giữa (giống trong kỹ thuật Goodyear) nhưng vẫn giữ kỹ thuật khâu Blake. Điều này thường thấy trên những đôi giày có kiểu dáng cồng kềnh, chắc chắn như giày bốt hơn là những đôi giày tây cao cấp dành cho môi trường công sở.

Ưu điểm: Chống nước và bền hơn giày khâu Blake, rẻ hơn giày sử dụng kỹ thuật Goodyear
Nhược điểm: Ít linh hoạt hơn giày khâu Blake, không có kết cấu tốt như giày khâu Goodyear

 

4. Kỹ thuật khâu Bologna

Kỹ thuật này trông rất giống với kỹ thuật khâu Blake, thường dùng cho giày có đế mềm như giày moca, giày loafer có thiết kế đơn giản. Về cơ bản, phần mũi giày bằng da được bọc quanh phần đế dưới và khâu lại. Lúc này, phần đế được may trực tiếp liền với phần mũi giày da.

Điểm nổi trội của kỹ thuật này là gì? Chân bạn sẽ tiếp xúc trực tiếp với da mềm, tạo cảm giác thoải mái khi di chuyển.

Ưu điểm: Thoải mái, dễ làm.
Nhược điểm: Không chống thấm nước, kém bền hơn so với phương pháp Blake hoặc Goodyear.

 

5. Kỹ thuật khâu diềm chữ L

Còn được gọi là giày với "diềm chữ L" hoặc "kỹ thuật chống thấm nước", phương pháp của Na Uy này thường được sử dụng trên giày đi tuyết và giày trượt tuyết cần chống thấm nước tuyệt đối. Nó tương tự như kỹ thuật Goodyear với khá nhiều bước giống nhau.

Nhưng không giống kỹ thuật Goodyear, phần diềm của kỹ thuật Na Uy này hoàn toàn bên ngoài đôi giày. Đường khâu giữ phần trên, gắn diềm và đế lại với nhau nên phần diềm có thể nhìn thấy ở bên ngoài giày. Điều này ngăn nước xâm nhập vào giày ở đường nối giữa phần trên và phần đế.

Ưu điểm: Chống thấm nước cho đế của bạn, tuyệt vời khi sử dụng trong điều kiện thời tiết mưa và tuyết
Nhược điểm: Cồng kềnh, không đặc biệt phổ biến

Một số các kỹ thuật khác

1. Phương pháp Cementing

Đây là phương pháp đơn giản nhất, nhanh và rẻ nhất khi những người thợ làm ra một đôi giày. Phần da, vải giày được dán liền với đế dày bằng một loại keo dính không thấm nước. Phương pháp này khiến đôi giày được “ra lò” nhanh hơn, tuy nhiên lại thiếu sự bền bỉ theo thời gian bởi keo dính sẽ dần mất dần độ bám giữa các bề mặt khiến đế giày bị bong và rời ra. Loại giày được làm bằng phương pháp Cementing khi hỏng bạn sẽ không thể sửa chữa mà chỉ có thể tìm một đôi giày khác mà thôi. Chính vì vậy, phương pháp này thường được sử dụng để làm những đôi giày giá rẻ hoặc các loại giày thể thao với đế là cao su.

2. Phương pháp thủ công

Những đôi giày được sản xuất và dựng hình bằng tay, sau đó được tạo hình và lắp ráp các phần cuối bằng công cụ đơn giản rồi khâu tất cả lại với nhau. Loại giày sử dụng kỹ thuật này mang lại cảm giác cực kỳ thoải mái và linh hoạt khi sử dụng.

Ưu điểm: Thoải mái và linh hoạt
Nhược điểm: Không phổ biến do tính chất chuyên môn hóa cao, đắt tiền, chỉ được sử dụng với một số các dòng giày moca.

*Bài viết được tham khảo từ bespokeunit.com

Dịch bởi Diogini.vn

Bài viết liên quan: GOODYEAR VÀ MC KAY - BẠN CÓ BIẾT MÌNH ĐANG MUA LOẠI GIÀY GÌ KHÔNG?

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DIOGINI - 1A HÀNG CHUỐI, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI
FREESHIP COD TOÀN QUỐC
WEBSITE: https://diogini.vn
HOTLINE: 098 843 9911
MUA HÀNG ONLINE: http://bit.ly/dat-hang-DIOGIN

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo