CÁC LOẠI GIÀY CÔNG SỞ VÀ LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA CHÚNG (phần cuối - Loafer)

08/10/2020 ngle hangnga 0 Nhận xét
CÁC LOẠI GIÀY CÔNG SỞ VÀ LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA CHÚNG (phần cuối - Loafer)

CÁC LOẠI GIÀY CÔNG SỞ VÀ LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA CHÚNG (phần cuối - Loafer)

Tiếp tục câu chuyện về giày công sở và những câu chuyện đằng sau chúng mà Diogini và các bạn đã cùng nhau tìm hiểu ở các phần trước, phần cuối sẽ dành riêng cho giày Loafer. Để cùng tìm hiểu xem tại sao giày Loafer lại cần có riêng một phần, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết lần này nhé.

Cái nhìn tổng quan về giày Loafer - giày lười

GIÀY ÂU MORELLI CÔNG SỞ GN1309RM

Giày lười có một lịch sử độc đáo và là một trong số ít thiết kế giày gắn liền với sự thay đổi của bộ trang phục nam giới. Vốn dĩ nam giới trong giới quý tộc Anh sẽ phải mặc nhiều bộ vest khác nhau trong ngày, bao gồm bộ vest dành cho bữa tối và bộ đồ vest cho buổi sáng. Sau đó, những bộ đồ với phong cách thoải mái hơn nhưng vẫn đủ trang trọng để tham gia tiệc tùng xuất hiện vào thế kỷ 19. Chúng đã hoàn toàn thay thế những bộ vest cổ điển với nhiều lớp áo và họa tiết. Điều này đã khiến phong tục ăn mặc truyền thống trở nên xáo trộn.

Bộ vest mới đã hoàn toàn đã hoàn toàn thay thế cho những bộ đồ phức tạp trước đó. Vậy nên giày dép trở thành phụ kiện giúp cánh mày râu định hình phong cách trong các sự kiện, buổi tiệc họ tham dự. Thay đổi từ giày buộc dây sang giày lười để thoải mái và tiện lợi hơn, đồng thời đem lại phong cách phóng khoáng cho người mặc.

Chiếc giày lười đầu tiên được thiết kế vào năm 1847 dành cho Vua George VI. Nó được biết đến với cái tên Wildsmith Loafer bởi người làm ra loại giày này là Raymond Lewis Wildsmith của hãng giày Wildsmith. Sau đó, loại giày này dần được phổ biến hơn tới giới quý tộc Anh bởi mức độ tiện lợi và vẻ ngoài phong cách nó đem lại.

Trong số rất nhiều kiểu thiết kế giày lười khác nhau, có ba loại phổ biến nhất hiện nay là Penny loafer, Belgian loafer và horse-bit loafer (hay còn gọi là giày lười Gucci).

1. Penny loafer

Người thợ giày người Na Uy gốc Mỹ Nils Gregoriussen Tveranger là người mang phong cách Penny Loafer đến với các quý ông Mỹ. Ông lấy cảm hứng thiết kế những đôi Penny Loafer từ loại giày moccasin. Thiết kế của ông dần trở nên nổi tiếng ở Na Uy và được giới học thức Mỹ chú ý tới. Ban đầu, Penny Loafer được biết tới với cái tên Weejuns, viết tắt của "Norwegians" (có nghĩa là người Na Uy). Penny Loafer tìm thấy chỗ đứng trong thị trường giày Mỹ sau khi xuất hiện trên tạp trí thời trang Esquire đình đám bấy giờ.

Giày Tây Penny Loafer MORELLI Made In Italy (3419)

Có thể nói, không một ai chắc chắn về nguồn gốc của giày Penny Loafer. Nhưng một điều có thể chắc chắn John Bass là người đã biến tấu thiết kế của giày Weejuns và khiến nó nổi tiếng như bây giờ. Các thiết kế quai ngang với lỗ hở nhỏ ở giữa trên giày được ông thiết kế vào năm 1930 và trở nên nổi tiếng cho đến tận ngày nay. Đôi giày loafer truyền thống không hề có dây buộc hày bất kỳ loại họa tiết trang trí nào. Nhưng với thiết kế của John Bass, các sinh viên ở các trường đại học Mỹ đặc biệt yêu thích độ tiện dụng của nó. Họ thường nhét tiền xu vào lỗ hở thiết kế trên giày để sử dụng như một dạng tiền dự phòng, dùng khi gọi điện thoại công cộng hay khi có việc khẩn cấp cần dùng. Chính vì thế, thiết kế này được gọi là Penny (có nghĩa là đồng xu).

King George VI của Vương quốc Anh, người sở hữu thiết kế Penny loafer đầu tiên.

2. Horse-bit Loafer (Gucci shoes)

Vào khoảng năm 1953, nhà thiết kế người Ý Guccio Gucci - người sáng lập công ty sản xuất đồ da cùng tên, Gucci - tìm kiếm một phương pháp để sự thoải mái của một đôi moccasin có thể kết hợp dễ dàng với sự sang trọng của một chiếc váy đầm. Đôi giày đầu tiên ông thiết kế ra đã thu hẹp khoảng cách giữa trang phục thường ngày và trang phục công sở. Đôi giày ấy nằm trong bộ sưu tập vĩnh viễn của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan New York, là minh chứng cho thành tựu mà nó đạt được cũng như tầm ảnh hưởng của loại giày này với giới thời trang. Chưa kể đến kiểu giày này chắc chắn nằm trong vô số tủ giày của các quý ông và quý cô trên khắp thế giới. Thiết kế của Gucci vẫn là cổ điển nhất dù nhiều năm đã trôi qua, mặc dù nhiều nhà thiết kế - bao gồm Alden, Louis Vuitton và Tod’s - tiếp tục thử nghiệm phong cách này.

Nhà thiết kế Gucci 

Giày Horse-bit với phần dây da đan độc đáo

Thiết kế Horse-bit cổ điển lấy cảm hứng từ Gucci

Mẫu sục Gucci cực hot những năm trở lại đây. Thiết kế này vẫn mang nét cổ điển của Horse bit mặc dù đã được cách điệu và tiêu giảm phần gót.

3. Belgian Loafer - Giày lười Bỉ

Giày lười Bỉ là kiểu giày cuối cùng trong dòng thiết kế giày lười. Chúng được mắt lần đầu vào những năm 1940. Henri Bendel - nhà thiết kế đã giới thiệu Coco Chanel đến với thị trường Mỹ - đã vẽ ra thiết kế giày lười Bỉ. Đây là một phiên bản giày lười tinh tế, mềm mại hơn các phiên bản khác. Những người thợ giày Bỉ sẽ sử dụng phương pháp “lộn" hàng trăm năm tuổi. Đối với phương pháp này, đôi giày được khâu từ trong lộn ra ngoài và liên tục lật như vậy để tạo hình dáng mềm mại hơn cho đôi giày.

Để làm nổi bật hơn kiểu dáng trang nhã của đôi giày, Bendel đã thêm nơ da vào mũi giày nhưng không hề làm giảm nét nam tính cần thiết. Ngoài nơ da, loại giày này cũng có cả thiết kế với quả chuông trang trí. Thiết kế của Bendel vẫn đang được sản xuất bởi một công ty giày của Bỉ. Đó là một công ty con của thương hiệu cùng tên Bendel.

GIÀY LƯỜI DA NÂU SANG TRỌNG MINICHINO S949

Giày da nhập khẩu MORELLI lịch lãm (4322)

Vậy là series tìm hiểu về lịch sử giày công sở và những câu chuyện đằng sau chúng đã kết thúc. Tuy nhiên, Diogini chắc chắn sẽ mang lại cho mọi người nhiều kiến thức về giày da và thời trang hơn nữa trong tương lai. Nhấn thích và theo dõi trang Facebook của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều điều thú vị về giày da và ngành công nghiệp đồ da nhé.

FACEBOOK: https://www.facebook.com/diogini.vn

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DIOGINI - 1A HÀNG CHUỐI, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI
FREESHIP COD TOÀN QUỐC
WEBSITE: https://diogini.vn
HOTLINE: 098 843 9911
MUA HÀNG ONLINE: http://bit.ly/dat-hang-DIOGIN

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo