QUY TRÌNH PHUN SƠN ĐỔI MÀU ĐỒ DA CỦA MỘT SPA ĐỒ DA CHUYÊN NGHIỆP

07/11/2020 ngle hangnga 0 Nhận xét
QUY TRÌNH PHUN SƠN ĐỔI MÀU ĐỒ DA CỦA MỘT SPA ĐỒ DA CHUYÊN NGHIỆP

QUY TRÌNH PHUN SƠN ĐỔI MÀU ĐỒ DA CỦA MỘT SPA ĐỒ DA CHUYÊN NGHIỆP

Đồ da cần được nâng niu và bảo dưỡng định kỳ. Một trong những dịch vụ được ưa chuộng khi nhắc tới spa đồ da có lẽ là phun sơn đổi màu. Phun sơn đổi màu giúp bạn có được đôi giày hay chiếc túi da với màu sắc mong muốn mà vẫn giữ được lớp da cao cấp. Dưới đây là quy trình một spa đồ da cao cấp như Diogini sẽ thực hiện để thay đổi màu da đôi giày của bạn.

Quá trình này đòi hỏi kiến thức nghiệp vụ cao và bàn tay của một người thợ lành nghề để đem lại lớp sơn đẹp nhất mà không gây ảnh hưởng tới lớp da của sản phẩm.

1.     CHUẨN BỊ DỤNG CỤ

-      THIẾT BỊ: Máy nén khí, bét phun sơn 1.3 (Spray Gun), cốc pha sơn, phễu lọc sơn, que thử màu.
-      DỤNG CỤ: Bàn chải Tampico, khẩu trang, gang tay, kéo cắt, dao mổ da, que khuấy sơn, keo dán, giấy nhám 600 & 1200, bông gòn, miếng cước chà sát, khan, giấy báo.
-      SẢN PHẨM: Leather Utra Clean, Leather Prep, Leather Binder, Leather Revive, Heavy Filler, Glue, Grain Copier, Adhesion Promoter, Cross Linker X, Leather Finish, màu sơn.


2.     GIAI ĐOẠN XỬ LÝ TRƯỚC KHI SƠN ĐỒ DA

     

Bước 1: Kiểm tra tổng thể bề mặt da.


Bước 2: Vệ sinh làm sạch bề mặt da với Leather Ultra Clean và bàn chải Tampico brush để nhận biết màu thật của da.


Bước 3: Kiểm tra màu, pha màu sơn và kiểm tra trực tiếp trên da để chọn màu đúng.


Bước 4: Tăng độ bền cho da (sử dụng khi da bị xước và dễ bong tróc). Sử dụng Leather Binder thoa đều lên bề mặt da để giúp da được bền hơn đặc biệt là đối với da lâu năm và bị cũ. Kiểm tra bề mặt có thực sự nhẵn mịn không, nếu không dùng giấy nhám 1000 – 1200 để xử lý làm nhẵn mịn bề mặt để giúp cho bề mặt da thực sự nhẵn mịn trước khi sơn.
Lưu ý: Đối với trường hợp da cứng để làm mềm da sử dụng Leather Revive để đánh và thoa đều lên bề mặt sơn, xoa bóp bề mặt da để Leather Revive thẩm thấu vào từng thớ da, đợi khoảng 20 – 30 phút rồi lau sạch.


Bước 5: Lấy đi lớp bảo vệ màu da, sử dụng Leather Prep kết hợp với miếng cước chà xát lấy đi lớp bảo vệ màu sơn và một phần lớp sơn của ghế da, lưu ý lau với áp lực vừa phải để không làm mất đi các nếp vân của da, ở chỗ các mép chỉ của da phải lau nhẹ nhàng để tránh xước và hư tổn. Phải lau kỹ trên toàn bộ các chi tiết của bề mặt da, vì xử lý kỹ mới có thể bám bền chặt trên bề mặt da.


Bước 6: Xử lý bề mặt da trước khi sơn: kiểm tra bề mặt da có nhẵn mịn không, nếu không sử dụng giấy nhám 1000 – 1200 để làm nhẵn mịn. Sau đó sử dụng Alcohol để làm sạch da trước khi sơn.


Bước 7: Sửa chữa các hư tổn: sử dụng Heavy Filler, Glue và máy sấy để vá và sửa chữa các vết nứt, cháy, thủng hoặc rách. Sử dụng giấy nhám 1200 để làm nhẵn bề mặt sửa chữa.


Bước 8: Tạo vân cho da: đối với những hư tổn nặng nề thì bề mặt da sau khi xử lý không còn lớp vân sử dụng Heavy Filler và Grain Repair hoặc Grain Copier để sửa chưa và tạo vân cho da, kết hợp sử dụng giấy nhám để làm nhẵn bề mặt.


Bước 9: Phủ lớp liên kết sơn và da: phủ đều Adhension Promoter lên trên bề mặt để tạo liên kết giwuax màu sơn và bề mặt da (nên pha thêm Cross Linker X theo tỷ lệ 90% Adhension Promoter + 10% Cross Linker X). Trong đó, đầu tiên là phủ Adhension Promoter bằng miếng bông đánh để tạo lớp nền, sau đó phun Adhension Promoter lên bề mặt da theo chiều ngang dọc và phun chéo chữ X. Không sấy mà tiến hành sơn màu da ngay sau đó.
Lưu ý: không để bọt của Adhension xót lại trên bề mặt da.


 
3.     GIAI ĐOẠN SƠN MÀU DA

Bước 10: Chuẩn bị dụng cụ sơn; kiểm tra bét phun phải sạch hoàn toàn. Lọc sơn cho vào cốc và tiến hành pha sơn với Cross Linker X theo tỷ lệ 90% sơn + 10% Cross Linker X.
Lọc sơn: lọc sơn cho vào bét phun. Phun thử trước khi phun lên bề mặt da. Chỉnh sơn phun ra với một lượng ít, đều và mịn.


Bước 11: Sơn lớp nền lên da: có thể dùng miếng xốp đánh bằng tay hoặc máy để tạo lớp nền ban đầu cho da, sau đó sử dụng máy sấy để làm khô bề mặt.
Phun đều sơn lên trên bề mặt da: trong quá trình sơn nếu bề mặt bị nhám thì sau khi sấy khô sử dụng giấy nhám để làm mịn bề mặt, ngoài ra trong quá trình sơn nếu bề mặt da vẫn còn khuyết điểm thì có thể sử dụng Heavy Filler để sửa chữa và lấp đầy mà không cần lấy đi lớp sơn da vừa được phủ lên.
Lưu ý phun sơn như sau: chiều ngang, chiều dộc, phun chéo chữ X để đảm bảo sơn đều và đẹp. Mỗi lớp sơn được phun đều phải sấy khô, sau đó kiểm tra độ nhám, nếu bề mặt nhám thì đánh nhám cho nhẵn mịn. Thông thường sơn được phun từ 2 – 3 lớp.


Bước 12: Kiểm tra và sơn hoàn thiện trên bề mặt: lưu ý kết hợp với máy sấy từng bước để làm cho bề mặt sơn thực sự khô, những vị trí khuất nên sơn trước tiên, phun nhiều ở những vị trí sử dụng và tiếp xúc nhiều.

Ngoài dịch vụ phun đổi màu da, Diogini còn có các dịch vụ vệ sinh bảo dưỡngsửa chữa phục hồi đồ da với mức giá hợp lý. Việc bảo dưỡng và vệ sinh đôi giày của bạn thường xuyên sẽ giúp tăng tuổi thọ sản phẩm và tiết kiệm một khoản cực lớn cho bạn đó. Bạn có thể liên hệ theo các địa chỉ dưới đây để nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí từ Diogini về tình trạng giày và cách khắc phục giày lỗi, giày cũ.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DIOGINI - 1A HÀNG CHUỐI, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI
FREESHIP COD TOÀN QUỐC
WEBSITE: https://diogini.vn
HOTLINE: 098 843 9911
MUA HÀNG ONLINE: http://bit.ly/dat-hang-DIOGINI

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo