CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT GIÀY DA TIÊU CHUẨN CỦA MỘT XƯỞNG GIÀY Ý

28/09/2020 ngle hangnga 0 Nhận xét
CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT GIÀY DA TIÊU CHUẨN CỦA MỘT XƯỞNG GIÀY Ý

CÔNG ĐOẠN LÀM GIÀY DA TIÊU CHUẨN CỦA MỘT XƯỞNG GIÀY Ý

Trong những năm tháng hoàng kim của giày da thủ công, người thợ đóng giày phải có tay nghề rất cao bởi họ chịu trách nhiệm về quy trình đóng giày từ đầu đến cuối. Giờ đây, do nhu cầu tăng cao và xu hướng thời trang liên tục thay đổi, những đôi giày da nam cao cấp được làm bằng quy trình sản xuất nghiêm ngặt, đan xen giữa thủ công và máy móc.

Vì vậy, nếu bạn đang thắc mắc "một nhà máy sản xuất giày da cao cấp như thế nào?" thì đây là điều Diogini sẽ cùng bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Tất cả các công đoạn để làm ra một đôi giày da tiêu chuẩn sẽ được bật mí.

Không phải mọi đôi giày đều được sản xuất theo cùng một công đoạn. Tùy vào kiểu dáng và nhu cầu mà xưởng giày sẽ quyết định xem nên sử dụng phương pháp sản xuất nào. Có những đôi giày sẽ được hoàn thiện bằng vài chục công đoạn, cũng có những đôi giày tốn đến hàng trăm công đoạn.

Một đôi giày được sản xuất như nào?

Nếu những con số Diogini vừa nhắc tới khiến bạn choáng váng, đừng lo lắng vì chúng tôi sẽ không đi hết hàng trăm bước đó trong bài viết này. Diogini sẽ chỉ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về quy trình đóng giày tiêu chuẩn mà thông thường các xưởng đóng giày sẽ trải qua.

Bước 1: Phác thảo và thiết kế kiểu dáng

Mỗi bộ phận chịu trách nhiệm một mảng trong quy trình sản xuất. Đầu tiên là bộ phận thiết kế. Đây là những người có tầm nhìn xa và sự sáng tạo, biết phải làm thế nào để có một đôi giày đẹp và tiện dụng.

Đối với những đôi giày đặt, khách hàng sẽ cung cấp các bản phác thảo ban đầu và các nhà thiết kế sẽ tinh chỉnh chúng để đảm bảo chúng đúng kỹ thuật cho quá trình đóng giày. Một số nhà thiết kế thích vẽ bằng tay, những người khác sử dụng máy tính. Nhưng mỗi thiết kế hoàn thiện sẽ mô tả chiếc giày từ nhiều góc độ khác nhau, chi tiết đến từng đường kim, mũi chỉ.

Bước 2: Làm khuôn giày

Trước khi một đôi giày được đưa vào sản xuất, nó cần có phần khuôn. Khuôn giày mô phỏng bàn chân để tạo hình cho giày. Theo truyền thống, khuôn giày được làm từ gỗ nhưng hiện nay, các xưởng giày chuộng nhựa và kim loại hơn bởi chúng bền và có chi phí rẻ hơn. Mọi chiếc giày bên trái và bên phải đều cần khuôn để xác định hình dạng và kích thước.

Khuôn giày không chỉ là một khối gỗ tùy ý hay một miếng kim loại bất kỳ. Xưởng sản xuất phải cân đo kỹ lưỡng đến tỉ lệ bàn chân, gót chân, hướng di chuyển của người mang giày để làm ra một đôi khuôn giày sát nhất với bàn chân thực tế. Khi đưa vào sản xuất, khuôn giày sẽ được đặt bên trong, các lớp da sẽ được khâu xung quanh để tạo thành form giày ôm chân. Khuôn giày sẽ được sử dụng xuyên suốt từ đầu đến bước hoàn thiện sản phẩm để đảm bảo sản phẩm không chỉ sát với thiết kế, mà còn có giá trị sử dụng thực tế.

Bước 3: Dập và may

Đóng giày thực sự là một nghề thủ công. Dù đã có máy móc giúp đỡ nhiều phần, người thợ làm giày vẫn phải tự tay làm một số các bước quan trọng.

Sau công đoạn thuộc da, chọn những miếng da phù hợp để làm giày, người thợ sẽ tiến hành khâu dập. Các miếng da sẽ được đánh dấu để tránh nhầm lẫn khi chúng được khâu lại với nhau. Các phần da cần khâu được làm mỏng trước khi được gửi đến bộ phận may để tiến hành khâu hoặc may lại với nhau.

Bước 4: Lắp ráp giày

Giày sau khi được khâu sẽ được gửi đến bộ phận lắp ráp. Đây là bước quan trọng nhất để ra tạo đôi giày của bạn. Nếu giày là kiểu Derby cổ điển hoặc Oxford, có thể sử dụng kỹ thuật Goodyear.

Nếu bạn thắc mắc có bao nhiêu kiểu may giày, tại sao lại sử dụng nhiều kiểu may khác nhau, bạn có thể tìm hiểu thêm qua các bài viết sau:

GOODYEAR VÀ MC KAY - BẠN CÓ BIẾT MÌNH ĐANG MUA LOẠI GIÀY GÌ KHÔNG?

BẠN CÓ BIẾT MÌNH ĐANG MUA LOẠI GIÀY GÌ KHÔNG? (Phần tiếp theo)

Bước 5: Lót đế và trang trí

Nếu bạn đang làm trong ngành giày da hay đang sở hữu một cửa hàng giày, bạn sẽ rất vui khi biết giày mình đặt làm có hình dạng và form dáng như mong muốn. Nhưng nó trông vẫn không đặc biệt phong cách và bên trong thì vẫn còn thô sơ, đem lại cảm giác khó chịu khi sử dụng. Để giải quyết vấn đề này, lớp đế trong sẽ được thêm vào. Để đảm bảo sự thoải mái khi chuyển động, chất liệu của miếng lót đế trong phải linh hoạt, mềm mại và êm ái. Miếng lót trong sẽ được dán và khâu một cách chắc chắn vào đế giày.

Sau đó, những chiếc đinh ghim được đặt ở gót giày sẽ được tháo ra, người thợ sẽ bịt kín các lỗ chúng để lại trên đế giày. Sau khi sản phẩm được hoàn thiện, nếu người thợ phát hiện còn các lỗ đường may trên bề mặt da, họ sẽ xử lý cẩn thận thông qua quy trình là ủi, nhuộm và đánh bóng. Tiếp theo, cạnh của gót và đế ngoài sẽ được mài mòn. Cuối cùng là dập logo thương hiệu lên đế giày, lót trong và làm sạch toàn bộ thành phẩm.

Bước 6: Kiểm tra và hoàn thiện

Cơ bản chúng ta đã đi hết các bước sản xuất một đôi giày da tiêu chuẩn. Tuy nhiên, xưởng sản xuất sẽ gửi thành phẩm tới bộ phận kiểm tra trước khi giao chúng tới tay khách hàng. Ngoài việc kiểm tra xem giày có lỗi nào không thì đây cũng là bộ phận hoàn thiện, nơi những đôi giày đặt làm riêng được hoàn thiện những chi tiết cuối cùng khiến chúng khác biệt những đôi giày khác.

Tất cả những đôi giày sẽ được đánh bóng và xếp vào hộp, đóng gói và chuyển đến nhà bán lẻ, sẵn sàng để phục vụ khách hàng.

Thành phẩm sau quá trình sản xuất nghiêm ngặt và tỉ mỉ:

Giày Nam Công Sở Lịch Lãm Sang Trọng ROBERTO MORELLI 4977

GIÀY OXFORD ĐEN HIỆN ĐẠI LỊCH LÃM MINICHINO 3043

Giày Tây Nam Không Dây MORELLI 20750RM

 

Giày Tây MORELLI màu nâu sang trọng (4322N)

Bạn có thể tham khảo thêm nhiều các sản phẩm giày da nam cao cấp khác tại Diogini

*Bài viết được tham khảo từ italianshoefactory.com

Dịch bởi Diogini.vn

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DIOGINI - 1A HÀNG CHUỐI, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI
FREESHIP COD TOÀN QUỐC
WEBSITE: https://diogini.vn
HOTLINE: 098 843 9911
MUA HÀNG ONLINE: http://bit.ly/dat-hang-DIOGIN

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo